Bản quyền và kẻ ăn cắp.

Tôi có một người bạn và anh đã mất rất nhiều công sức viết phần mềm - bán cho xã hội giúp khách hàng kinh doanh chân chính kiếm ra tiền, đó là anh Cao Trung Hiếu.

Anh cho đi phần mềm miễn phí và nếu khách hàng sử dụng tốt thì sẽ tự mua của anh. Cách đây vài ngày có 1 người bẻ khóa phần mềm và cho tràn lan trên mạng.

Xã hội chúng ta thờ ơ, vì họ nói là việc của anh đấy, tôi không nghĩ thế vì 1 thằng ăn cắp của 1 người khác mà không bị trừng trị điều đó có nghĩa là:

01- Sẽ có những thằng ăn cắp khác sinh ra trong xã hội.

02- Khi có sản phẩm ăn cắp tồn tại trên thị trường mà không bị xử lý thì những khách hàng đàng hoàng tới lúc nào đó sẽ nói "ủa tại sao tao phải sử dụng phần mềm mất tiền trong khi xã hội đang dửng dưng công nhận phần mềm lậu".

03- Những người làm ăn tốt sẽ không bao giờ làm ăn nữa vì chẳng có ai bảo vệ chúng ta.

Và nếu nhà nước, chính quyền không bảo vệ những doanh nghiệp bé nhỏ này thì làm sao ai có thể khởi nghiệp được khi tài sản trí tuệ sẵn sàng bị cưỡng hiếp, trấn lột, cướp bóc công khai trong xã hội Việt Nam.

Câu chuyện của 1 doanh nghiệp bé nhỏ nhưng chẳng nhỏ đâu các bạn ạ.

Các bạn Like share để chia sẻ cho toàn bộ cộng đồng nhé.

Chương trình Quốc Gia Khởi Nghiệp Việt Nam của Thủ Tướng và nhà nước sẽ sạt nghiệp phá sản từ trứng nước nếu ...

Tôi có người em Cao Trung Hiếu thiết kế và cung cấp phần mềm quản lý bán hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong tuần trước anh Hiếu đã bị xâm hại về bản quyền khi có đối thủ cạnh tranh bẻ khóa phần mềm và bán lậu cho khách hàng.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân quỹ hầu như không có dành cho các vấn đề luật pháp, như xâm phạm bản quyền, hàng giả hàng nhái, tung tin đồn và sẽ hoàn toàn bất lực để tuyệt vọng rồi chết. Những ví dụ này chúng ta thấy hàng ngày.

Trong một xa hội nếu doanh nghiệp đàng hoàng tử tế bị những doanh nghiệp vô luật pháp công nhiên xâm hại thì sẽ chẳng có ai dám khởi nghiệp đàng hoàng.

Các công ty trong một xã hội nói trên chỉ có hai giải pháp một là đóng cửa hoặc trở nên tệ như họ.

Rất mong chính sách của nhà nước cần phải cụ thể là hành động chứ không phải là những phát biểu trong hội nghị, bài báo và quyết tâm xuống của lãnh đạo.

Phần mềm được coi là tài sản của doanh nghiệp và nó là công cụ giúp chúng ta kiếm ra tiền, giữ lấy tiền.

Kinh doanh bền vững đó là chúng ta cần phải có lợi ích cho tất cả các bên để cùng nhau phát triển.

Ví dụ các bạn sử dụng một phần mềm crack của VN chúng ta, vấn đề đầu tiên chủ doanh nghiệp đó vài năm sau phá sản và không thể làm tiếp phần mềm nữa.

Điều gì sẽ xẩy ra vài năm sau, khi doanh  nghiệp các bạn không còn có phần mềm thì các bạn sẽ phải đối diện với các vấn đề trong kinh doanh. Khi điều đó xảy ra thì rủi ro tài chính nhiều khi còn cao hơn chi phí mua phần mềm.

Bọn tây nó không có ngu, nó dư sức biết crack nhưng tại sao nó không crack, vì nó rất hiểu rủi ro của kinh doanh.

Vấn đề thứ hai, khi không còn phần mềm Việt Nam nữa thì các bạn sẽ có nguy cơ phải mua các phần mềm nước ngoài với giá cao hơn rất nhiều.

Vi vậy nếu như chúng ta có cơm thì tại sao không để tý cháo cho nhà cung cấp. Như cách của người Nhật khi thu hoạch lúa luôn để lại một it cho chim chóc ăn.

Vũ Tuấn Anh - sáng lập và điều hành Hitrip.vn
Trưởng dự án Khởi Nghiệp thuộc tập đoàn Hoa Sen Group
Sáng lập tổ chức Vietnam Business Matching


0 Nhận xét