Dịch Vụ Đào, Tay Vịn Và Rót Bia Của Quán Karaoke Theo Pháp Luật

Chào quý công ty. Hiện tại trên địa bàn nhà mình có một số cơ sở kinh doanh, quán kinh doanh dịch vụ karaoke. Các quán này thường có một dịch vụ gọi là tay vịn và rót bia. Nhân viên không phải là của quán mà do một số phần người nuôi và cung cấp theo yêu cầu khách hàng khi đến với quán karaoke. Hiện tại mình đang có ý định mở quán kinh doanh karaoke, vậy nếu mình cũng sử dụng và gọi dịch vụ tay vịn rót bia như các quán khác thì khi cơ quan chức năng kiểm tra mình có bị phạt không? Nếu phạt thì phạt như thế nào? Và nếu bị phạt thì có bị thu giấy phép kinh doanh không? Người chuyên cung cấp dịch vụ tay vịn có liên quan gì không? Có bị phạt và xử lý không?
Quy định của pháp luật về hành vi quán karaoke có dịch vụ đào, dịch vụ tay vịn rót bia
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

I. Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi:



II. Nội dung trả lời:

Theo quy định tại Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 nêu trên. Theo đó, khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân theo các quy định sau đây:

"1. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 1 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.

2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép.

3. Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định.

4. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke.

5. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 của Chính phủ.

6. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.

7. Không được hoạt động sau 12h đêm đến 8h sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

8. Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này."

Trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; về địa điểm kinh doanh, phòng hát, âm thanh, ánh sáng, tiếng ồn và có cam kết về trật tự an ninh và được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ dân liền kề, người đề nghị đăng ký kinh doanh cơ sở karaoke gửi hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh lên Sở Văn hóa, thể thao và du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân công cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Như vậy thì theo quy định trên phòng kinh doanh karaoke không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng, và hơn nữa mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, phòng kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ không được phép kinh doanh thêm dịch vụ tay vị và rót bia, hơn nữa cũng không được phép có cả nhóm nhân viên phục vụ mà không phải là nhân viên của cơ sở kinh doanh.

Như vậy nếu cố tính kinh doanh dịch vụ tay vịn thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1a, Điều 19 và khoản 2a, Điều 17, Nghị dịnh 158/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao du lịch

"Điều 19 Vi phạm quy định cấm đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke vượt quá số lượng theo quy định;

Điều 17 Vi phạm quy định về giấy phép trong tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ công cộng

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép;"

Trong cả hai trường hợp này bạn không bị thu hồi giấy phép kinh doanh

Việc các cá nhân chuyên cung cấp dịch vụ đào, dịch vụ tay vịn này vì không có bất cứ hợp đồng nào nên khi cơ quan công an kiểm tra thì chỉ có các nhân viên và chủ cơ sở kinh doanh và khi chủ cơ sở kinh doanh không đúng nội dung trong giấy phép kinh doanh, thuê người lao động nhưng không có hợp đồng thì trực tiếp chủ cơ sở kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên nếu những người cung cấp dịch vụ tay vịn này vi phạm quy định của Luật lao động thì đương nhiên họ cũng sẽ bị xử phạt theo quy định của luật Lao động.

Trên đây là những chia sẻ về dịch vụ đào, tay vịn và rót bia của quán karaoke được quản lý theo quy định của pháp luật, trong thực tế làm kinh doanh thì còn muôn hình vạn trạng hơn đòi hỏi người làm kinh doanh cần hiểu biết và tỉnh táo để có quyết định phù hợp. Hãy tham khảo thêm bài viết bên dưới chia sẻ về 8 kinh nghiệp cần phải biết trước khi mở quán kinh doanh dịch vụ karaoke, điều đó sẽ giúp bạn giảm rủi ro và giảm chi phí rất đáng kể đấy.


Bộ phận Tư vấn Pháp luật
0 Nhận xét