Sức ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại Hàn Quốc: Bất kể kinh doanh ngành nghề gì cũng gặp khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp đã tính đến bước phá sản

Trong trường hợp của Hàn Quốc, dịch Covid-19 đang tấn công một nền kinh tế vốn đã suy yếu do các hoạt động thương mại trong khu vực.
Văn phòng của luật sư Lee Seung-yeon tại Seoul liên tục bận rộn trả lời các cuộc gọi gần như không ngừng nghỉ kể từ khi dịch Covid-19 tấn công Hàn Quốc. 

Một trong những cuộc gọi điển hình đến từ một chủ nhà hàng ở điểm du lịch Myeongdong. Nhà hàng đang nghĩ đến việc đóng cửa doanh nghiệp của mình sau khi doanh thu giảm xuống còn 200.000 won (khoảng 168 USD) mỗi ngày. 

Những người khác điện thoại đến văn phòng về các rắc rối trong việc trả lương hoặc về việc làm thế nào để nhận được sự trợ giúp của chính phủ. “Tình hình thực sự nghiêm trọng”, luật sư Lee nói. “Tôi chưa bao giờ có những trải nghiệm giống như thế này trước đây.”

Sự bùng phát của virus corona đã ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế trên toàn cầu, giáng một đòn mạnh vào mọi mặt đời sống, từ du lịch đến chi tiêu của người tiêu dùng đến sản lượng của các nhà máy. Trong trường hợp của Hàn Quốc, dịch bệnh đang tấn công một nền kinh tế vốn đã suy yếu do các hoạt động thương mại trong khu vực. 

Thị trường lao động Hàn Quốc cũng là một trong những nơi có tỷ lệ người dân tự làm chủ doanh nghiệp của mình cao nhất thế giới.
Thị trường lao động Hàn Quốc cũng là một trong những nơi có tỷ lệ người dân tự làm chủ doanh nghiệp cao nhất thế giới. Cùng với gánh nặng nợ nần, họ dễ bị tác động trong thời gian này và chính điều đó có thể làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy ngân sách 11,7 nghìn tỷ won để giúp nền kinh tế tránh khỏi tác động của virus corona. Trong khi đó, ngân hàng trung ương đã tăng trần chi phí lãi vay cho các khoản vay giá rẻ của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dấu hiệu thiệt hại kinh tế từ virus có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Niềm tin đang giảm mạnh giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất Hàn Quốc, bên cạnh đó lạm phát đang suy yếu. Bộ Tài chính hôm thứ tư cảnh báo rằng thị trường lao động có thể sẽ cảm nhận được toàn bộ tác động của virus bắt đầu từ tháng này, làm dấy lên mối lo ngại rằng việc cắt giảm việc làm sẽ làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp nhỏ, thuộc sở hữu của các gia đình xuất hiện nhiều ở Hàn Quốc. Điều đó đã giúp đẩy tỷ lệ người tự làm chủ lên khoảng 25% trên thị trường việc làm, một trong những quốc gia có tỷ lệ cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Jean Lim, một nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu nợ của hộ gia đình Hàn Quốc nhận định: “Hầu hết những người tự làm chủ đều vay vốn để bắt đầu kinh doanh, vì vậy dòng tiền thực sự quan trọng đối với họ. Nếu không thể kiếm đủ tiền để trả lãi, họ có thể phải đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngay lập tức.”
Tổng số các khoản vay cho người tự làm chủ đã tăng 22% kể từ năm 2017 lên mức kỷ lục 670,6 nghìn tỷ won vào tháng 9 năm 2019, theo Ngân hàng Hàn Quốc.
Tổng số các khoản vay cho các cá nhân làm chủ doanh nghiệp đã tăng 22% kể từ năm 2017 lên mức kỷ lục 670,6 nghìn tỷ won vào tháng 9 năm 2019, theo Ngân hàng Hàn Quốc. Các khoản vay của những người có thu nhập thấp chiếm 7,7% trong số đó, và khoảng 12% khoản vay của họ là những khoản lãi suất cao từ các công ty tài chính phi ngân hàng.

Rủi ro cho vay

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cảnh báo rằng khả năng thanh toán các khoản vay đối với người có thu nhập thấp có thể trở nên tồi tệ. Trường hợp này xảy ra bởi sự sụt giảm trong các ngành công nghiệp mà người có thu nhập thấp làm việc.

Trong một tuyên bố vào thứ năm, Ủy ban dịch vụ tài chính quốc gia xác nhận đã cung cấp 4,6 nghìn tỷ won cho đến nay để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp gặp rắc rối do sự bùng phát virus. Cơ quan quản lý đã nhận được khoảng 150.000 câu hỏi liên quan đến những khó khăn tài trợ sau khi dịch bệnh bùng phát. Phần lớn khó khăn đến từ lĩnh vực nhà hàng.

Luật sư lao động Lee, người đứng đầu một công ty pháp lý tên là Gah-eul ở Seoul, cho biết cô ấy đã tư vấn không chỉ cho các chủ nhà hàng, mà còn cho các nhà điều hành của các cơ sở như khách sạn, địa điểm tổ chức đám cưới, nhà bán lẻ và phòng khám.

“Bất kể kinh doanh ngành nghề gì, họ cũng đều đang gặp khó khăn”, luật sư Lee cho biết.

Duy Thắng
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
0 Nhận xét